Hướng dẫn cách chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên chi tiết từ A-Z
Chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên là nghi thức rất quan trọng, đòi hỏi gia chủ cần phải cẩn trọng trong từng bước thực hiện để tránh phạm phải những điều đại kỵ. Tuy vậy điều này không phải ai cũng nắm rõ. Để biết chính xác hơn, mời bạn đọc cùng Gia An tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Bàn thờ vong nên để bao lâu?
Rất nhiều người vẫn còn thắc mắc sau khi lập bàn thờ vong linh cho người mới mất thì để bao lâu là hợp lý? Theo phong tục từ xa xưa, bàn thờ vong được thờ cúng trong 49 ngày, đến 27 tháng sau thì sẽ nhập linh vào bàn thờ gia tiên. Tuỳ vào tập tục của từng địa phương mà gia đình sẽ quyết định bàn thờ vong để bao lâu.
3 năm sau khi người mất được bốc mộ bát hương, bàn thờ vong linh sẽ được rước lên bàn thờ tổ tiên. Sau lễ đàm tế thì bàn thờ người mới khuất sẽ được loại bỏ và sẽ đưa ảnh chân dung, đặt bát hương lên bàn thờ tổ tiên.
Trường hợp gia đình không có bàn thờ tổ tiên thì sẽ vẫn giữ lại bàn thờ như cũ, chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nơi chỉ cúng cơm đến 49 ngày (tức lễ chung thất). Sau đó, bàn thờ vong sẽ được chuyển bát hương lên bàn thờ gia tiên.
Chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa gì?
Theo tâm linh, mỗi thủ tục đều mang một ý nghĩa đặc biệt đối với gia chủ. Chính vì vậy để hiểu được ý nghĩa chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên bạn cần xem xét theo nhiều nghĩa khác nhau.
Đối với tín ngưỡng Phật giáo
Hiện nay đa số chúng ta đều có xu hướng theo tín ngưỡng Phật giáo. Mặc dù mỗi tôn giáo đều có những góc nhìn khác nhau, nhưng trong Phật giáo lại có những góc nhìn gần sát nhất với việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên.
Theo Phật giáo, khi chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên sau 49 ngày không cần quá cầu kỳ chỉ cần làm những điều đúng với thuần phong mỹ tục. Gia chủ chỉ cần thành tâm thực hiện việc lau dọn, vệ sinh sạch sẽ và di chuyển nhẹ nhàng. Đặc biệt, gia chủ nên đọc kinh trước và sau khi chuyển vong lên bàn thờ.
Đối với góc nhìn từ dân gian
Trong dân gian Việt Nam thường có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy chúng ta nên thực hiện theo các bước xác định riêng đã được đúc kết từ trước. Đồng thời, khi di chuyển bàn thờ gia chủ cần phải đặt chữ tâm và chữ hiếu lên hàng đầu, tránh xảy ra những điều không tốt.
Cách di chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên sau 49 ngày
Để thực hiện chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên hay còn gọi là an nhập hương linh lên ban thờ gia tiên, người nhà cần phải tiến hành theo trình tự và đúng nghi thức như sau:
Xem ngày tháng chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày
Để xem ngày tháng cho việc di chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên, gia chủ có thể áp dụng một trong những cách sau đây:
- Xem số tử vi, cung hoàng đạo để tìm ngày tốt di chuyển bàn thờ vong.
- Hỏi thông tin từ những người có kinh nghiệm, đa số là các bậc cha mẹ lớn tuổi đã từng thực hiện nghi lễ.
- Hỏi thông tin từ các thầy trong chùa để biết rõ các bước khi chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên.
Mâm cúng chuẩn bị 49 ngày cho người đã mất
Một mâm cúng cho người đã khuất cần chuẩn bị các món như:
- 1 con gà luộc
- 1 đĩa xôi nhỏ
- 1 mâm ngũ quả
- 1 chai rượu trắng nhỏ
- 1 lo hoa tươi (thường sử dụng hoa cúc)
- 3 lá trầu không đã được têm cánh phượng
- 1 chén gạo trắng
- 1 chén muối hạt trắng
- 2 con ngựa giấy (gia chủ lựa chọn 1 con màu vàng và 1 con màu đỏ)
- 1 bộ quần áo màu vàng
- Vàng mã và giấy sớ
Bài văn khấn xin chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên
Trước khi đọc bài khấn, gia chủ cần phải quỳ xuống và lạy vong linh. Sau đó, bắt đầu thắp 3 nén hương lên bát nhang trên bàn thờ rồi tiến hành đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ sau 49 ngày mất như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên. Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tên con là:………………. (Tín chủ của……….. địa chỉ tại……………..)
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con xin dập đầu kính bái.
Dâng lễ vật lên bàn thờ và trừ tà
Sau khi đọc văn khấn, gia chủ tiến hành dâng lễ vật đã sắm lên bàn thờ cùng với tiền vàng và bài văn khấn từ bàn vong linh lên bàn gia tiên. Tiếp đó, lấy gạo và muối rắc trước cửa nhà. Đây là cách giúp gia đình xua đuổi tà khí, điềm xấu để mọi việc được hanh thông.
Chuyển ảnh chân dung vong và vật dụng lên bàn thờ gia tiên
Bước cuối cùng để hoàn thiện lễ chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên là chúng ta chuyển ảnh vong và vật dụng từ bàn thờ vong qua bàn thờ gia tiên. Sau đó lau sạch bàn thờ một lần nữa.
Lưu ý: Khi hương bên bàn thờ vong đã tàn hết thì gia chủ mới được thực hiện di chuyển sang bàn thờ gia tiên.
Một vài lưu ý khi thực hiện chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên
Bất cứ một bước nào trong quá trình chuyển bàn thờ cũng đều phải cẩn thận và chỉnh chu. Để đáp ứng được, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Gia chủ luôn cần phải thành tâm khấn vái và tin rằng vong đang cư ngụ ở bàn thờ.
- Khi dọn dẹp, vệ sinh bát hương, bàn thờ cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh việc rơi vỡ.
- Bát hương cũ trên bàn thờ khi không dùng nữa có thể đem đi hóa thành tro hoặc mang thả trôi sông.
- Không sắp xếp bàn thờ quá cầu kì, chỉ cần làm đúng theo quy trình và đầy đủ lễ vật.
- Không được đặt bàn thờ, bát hương ở dưới gầm cầu thang, nhà vệ sinh.
- Không được đặt bàn thờ ở gần phòng ngủ hoặc hướng vào phòng ngủ.
Trên đây là toàn bộ cách chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên và quy trình thực hiện. Bàn thờ đẹp Gia An hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin và nắm bắt được lưu ý khi tiến hành nghi lễ quan trọng này. Tránh gặp những điều không hay, đem tới sự may mắn cho gia chủ.
Bài viết Hướng dẫn cách chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên chi tiết từ A-Z đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bàn Thờ Đẹp Gia An.
source https://banthodepgiaan.com/chuyen-ban-tho-vong-len-ban-tho-gia-tien/
Nhận xét
Đăng nhận xét