Bốc bát hương là gì? Và những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Bốc bát hương thần tài gia tiên, một nghi thức quen thuộc mà mọi gia đình thực hiện vào các dịp cuối năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách bốc bát hương thần tài gia tiên đúng cách và tránh những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương. Vì vậy trong bài viết này Gia An chia sẻ cho các bạn chi tiết những điều cần lưu ý khi chúng ta thực hiện nghi thức quan trọng này.
Nghi thức bốc bát hương là gì?
Bốc bát hương hay có thể hiểu là thủ tục chuyển bát hương cũ sang bát hương mới. Đây là một trong số những thủ tục tâm linh không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Nghi thức này được thực hiện trong các trường hợp: bát hương cũ và hỏng, khi gia đình chuyển nơi ở và vào dịp cuối năm.
Giả sử trong trường hợp gia chủ do một lý do hy hữu nào đó chưa thực hiện được nghi thức này vào dịp cuối năm thì gia chủ đầu năm có nên thay bát hương không? Hay trong quá trình thực hiện chúng ta cần lưu ý những điều gì? Để biết rõ hơn chúng hãy cùng tìm hiểu những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương ngay sau đây nhé!
Khi nào bốc bát hương thần tài, gia tiên?
Từ xưa đến nay, bát hương được biết đến là một vật phẩm quan trọng trên bàn thờ mỗi gia đình. Nó thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên, những người thân đã mất trong gia đình, thần phật. Bởi vì lý do đó nên nghi thức bốc bát hương không thể diễn ra tuỳ tiện thực hiện mà cần phải xác định được ngày giờ tốt để tiến hành. Ngoài những trường hợp như: bát hương cũ và hỏng, khi gia đình chuyển nơi ở, dịp cuối năm. Vậy gia chủ có nên bốc bát hương vào đầu năm không? Trong khoảng thời gian đầu năm chúng ta không
nên thực hiện nghi thức này, bởi theo quan niệm của người Việt là khoảng thời gian không thích hợp và sẽ đem lại điều không may mắn.
Không dịch chuyển bát hương
Một trong những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương gia chủ cần lưu ý nhất chính là không được dịch chuyển bát hương. Bởi cũng giống như các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ tuyệt đối bát hương không được tùy tiện xê dịch hoặc tác động khi không cần thiết. Theo quan niệm của người Việt bát hương là nơi giáng ngự của các đấng linh thiêng cần sự thanh tịnh. Bởi vậy nếu di chuyển hay động chạm sẽ gây nên kinh động lư hương, sẽ ảnh hưởng đến việc các cụ không thể toàn tâm toàn ý phù hộ độ trì cho con cháu được.
Lưu ý về chất liệu bát hương
Tuyệt đối không dùng bát hương với chất liệu làm nên bằng đá. Trên ngoài thị trường thực tế bát hương được sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau như: gốm sứ, đá, đồng,… Nhưng với chất liệu đá chỉ phù hợp khi thờ tại đình chùa hay miếu mạo. Chúng ta sẽ sử dụng bát hương làm bằng chất liệu gốm sứ hay bằng đồng cao cấp để trong gia đình nhằm thu hút tài lộc mang đến vận may.
Cẩn trọng trong quá trình bốc bát hương
Tất cả thành viên trong gia đình cũng hoàn toàn có thể tiến hành bốc bát hương. Tuy nhiên gia chủ cần lưu ý một số điều để bát hương linh:
Bước đầu tiên trước khi bốc bát hương, người tiến hành:
- Vệ sinh, tắm gội sạch sẽ, rửa tay chân cẩn thận.
- Ăn mặc chỉnh tề, lựa chọn quần áo dài.
Về cách viết cốt bát hương gia tiên đúng chuẩn và hợp phong thủy là vấn đề mà nhiều gia chủ đặc biệt quan tâm bởi. Gia chủ cần trú trọng điều này. Phải có nhờ người biết cách viết dị hiệu bát hương chính xác. Cách viết dị hiệu sẽ phụ thuộc vào đối tượng thờ cúng sẽ có cách viết khác nhau.
Tuyệt đối không sử dụng cát cho vào bát hương
Với quan niệm của người Việt ta cho rằng trong cát có chứa nhiều tạp chất không sạch sẽ và không phù hợp với việc thờ cúng. Hơn thế nữa với đặc trưng kiểu khí hậu ẩm của Việt Nam việc sử dụng cát cho vào bát hương là chất liệu cứng, dễ bị nén sẽ gây nhiều khó khăn khi cắm hương. Chính vì vậy, chúng ta sử dụng tro rơm nếp bỏ vào bát hương là chuẩn xác nhất.
Lưu ý khi đặt bát hương mới lên bàn thờ
Đối với bát hương mới sau khi bốc xong nên được đặt lên bàn thờ ngay và đặt đúng chỗ, tiếp theo nên thắp khoảng 1 tuần đầu vào mỗi buổi sáng và đốt thêm ngọn nến nhỏ hoặc dùng đèn dầu. Sau đó chuẩn bị chén nước sạch sau đó khấn vái cầu mong mọi điều tốt lành và cuối cùng thực hiện thêm một lần vào buổi tối.
Gia chủ cũng không nhất thiết phải thắp hương liên tục suốt ngày đêm vì phật ở tại tâm. Trong trường hợp gia chủ đặt hương vòng liên tục thì mỗi buổi sáng và tối thì vẫn phải thay nước thắp hương và thắp lễ một lần đúng. Mặt khác trường hợp bàn thờ mới đặt lần đầu thì gia chủ cần phải thắp hương trong khoảng 21 ngày đầu tiên như trên.
Định kỳ thường xuyên vệ sinh lau chùi bàn thờ
Việc thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh làm sạch đồ thắp hương là điều các gia chủ luôn cần làm để không gian thờ cúng được gọn gàng, tâm linh mang nhiều tài lộc.
Xử lý bát hương cũ đúng cách
Đối với bát hương cũ không dùng đến nữa, gia chủ nên tiến hành chôn dưới đất bên cạnh gốc cây xanh. Bởi có rất nhiều gia chủ lựa chọn cách thả trôi sông, hồ những điều này sẽ làm xấu cảnh quan ven sông, hồ và còn gây nhiều tình huống nguy hiểm cho những người dân sống xung quanh và đặc biệt là người dân làm công việc dưới sông đó.
Cuối cùng thông qua bài viết này Bàn thờ đẹp Gia An hi vọng với những thông tin đã chia sẻ sẽ giúp các gia chủ hiểu rõ hơn về thủ tục bốc bát hương và tránh được những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương.
Bài viết Bốc bát hương là gì? Và những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thiết kế thi công phòng thờ gia tiên.
source https://banthodepgiaan.com/nhung-dieu-kieng-ky-khi-boc-bat-huong/
Nhận xét
Đăng nhận xét