Bàn thờ gia tiên là gì? Cách trang trí hoa trên bàn thờ trong ngày cưới
Bàn thờ gia tiên là gì? Nó có quan trọng trong ngày cưới hay không? Cùng Gia An tìm hiểu ngay trong bài viết này để có câu trả lời cho thắc mắc trên nhé.
Tìm hiểu về bàn thờ gia tiên là gì?
XEM NGAY: Kích thước khám thờ gia tiên phổ biến hiện nay
Gia tiên là gì?
Gia được hiểu theo nghĩa “gia đình”, tiên trong nghĩa “tổ tiên”, là thế hệ đầu tiên khai sinh ra gia tộc, dòng họ. Vì vậy, gia tiên có nghĩa là tổ tiên trong dòng họ, gia đình. Đây là một cụm từ quen thuộc mà trong sinh hoạt thường ngày mà chúng ta hay nghe nói đến.
Bàn thờ gia tiên là gì?
Bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên trong gia đình. Nơi đây không chỉ thờ trong những dịp đặc biệt mà còn để thắp hương tưởng nhớ hàng ngày. Tuy vậy, con cháu thường bày tỏ thành kính của mình trong những ngày giỗ chạp, lễ tết, cưới hỏi hoặc về nhà mới…
Đối với đa số người Việt, việc thắp hương và cầu xin gia tiên ban sức khỏe, bình an và hạnh phúc là khoảnh khắc liên kết về mặt tâm linh. Từ đó, cảm thấy nhẹ nhõm, an tâm hơn sau khi thực hiện những nghi lễ đó.
Bàn thờ gia tiên có kích thước ra sao?
Hiện nay có khá nhiều dạng bàn thờ với kích thước khác nhau, phổ biến là bàn thờ dạng đứng và bàn thờ treo tường.
Đối với bàn thờ, tủ thờ gia tiên dạng đứng, kích thước quy định theo chuẩn phong thủy có thông số sau:
- Chiều dài: 127cm, 175cm, 197cm, 217cm…
- Chiều rộng: 61cm, 69cm, 81cm, 97cm, 107cm, 117cm…
- Chiều cao 117cm, 127cm…
Đối với bàn thờ dạng treo tường, kích thước khá đa dạng, gia chủ có thể tham khảo một số sản phẩm với kích thước như sau:
- Kích thước bàn thờ gia tiên sâu: 610mm x 1070mm, mang ý nghĩa tài lộc – quý tử.
- Kích thước bàn thờ gia tiên sâu: 560mm x 950mm, với ý nghĩa tài vượng – tài vượng.
- Kích thước sâu: 495mm x 950mm, mang hàm nghĩa tài vượng – tài vượng.
- Kích thước sâu: 480mm x 880mm, ý nghĩa hỷ sự – tiến bảo.
- Kích thước sâu: 480mm x 810mm, ý nghĩa là hỷ sự – tài vượng.
Bàn thờ gia tiên trong ngày lễ cưới có quan trọng không?
Lễ gia tiên là gì?
Lễ gia tiên là nghi thức cô dâu chú rể thắp hương lên bàn thờ gia tiên để bày tỏ lòng thành đến với ông bà tổ tiên cũng như báo cáo về việc con cháu trong gia đình chuẩn bị thành lập gia thất.
Đây là một nghi lễ không thể thiếu và rất quan trọng trong ngày cưới của người Việt ta. Đồng thời mang nét đẹp văn hóa, nhằm mục đích thông báo trước bàn thờ tổ tiên về hôn lễ của hai người. Ngoài ra, lễ gia tiên còn thể hiện mong cầu nhận được sự phù hộ may mắn và hạnh phúc từ tổ tiên, giúp cặp đôi thêm gắn kết và có trách nhiệm hơn trong cuộc sống hôn nhân.
Thực hiện lễ gia tiên vào thời điểm nào?
Theo truyền thống, lễ gia tiên được tổ chức cả trong lễ ăn hỏi lẫn lễ cưới tại nhà hai bên gia đình. Tuy nhiên thời điểm tổ chức giữa hai gia đình sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như:
Lễ gia tiên trong ngày ăn hỏi chỉ được diễn ra tại nhà gái. Lúc này, buổi lễ sẽ được tiến hành sau khi nhà gái chính thức nhận sính vật và chấp nhận lời hỏi cưới từ phía nhà trai. Sau đó, cô dâu chú rể sẽ cùng thắp hương tại bàn thờ gia tiên nhà gái để ra mắt ông bà tổ tiên nhà cô dâu.
Với lễ thành hôn, lễ gia tiên sẽ được tổ chức tại hai bên gia đình. Đây là nghi thức được thực hiện sau khi hai gia đình thưa chuyện và cử hành xong các nghi thức trong hôn lễ.
Tham gia lễ gia tiên ngày cưới gồm những ai?
Lễ gia tiên được tổ chức tương đối đơn giản, vì vậy chỉ có cô dâu chú rể tham gia thực hiện nghi lễ này. Ngoài ra, tùy thuộc vào phong tục và địa điểm tổ chức, lễ gia tiên sẽ có thêm người lớn tuổi như cha mẹ chú rể, cha mẹ cô dâu để hướng dẫn cho đôi trai gái thắp hương trước bàn thờ.
Bàn thờ gia tiên trong ngày cưới có quan trọng không?
Bàn thờ gia tiên có quan trọng trong ngày cưới không? Câu trả lời là có. Theo phong tục, bàn thờ gia tiên trong ngày cưới hay còn gọi là bàn thờ đám cưới là điều không thể thiếu khi thực hiện các nghi thức hôn lễ. Việc dựng vợ, gả chồng là một trong ba việc trọng đại của đời người nên phải luôn ghi nhớ câu “uống nước nhớ nguồn”. Nhờ có tổ tông mới có ông bà, nhờ có ông bà mà có cha mẹ, nhờ có cha mẹ mà có chúng ta. Vì vậy, ngày cưới thì phải biết tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên thông qua các nghi lễ trang nghiêm trước bàn thờ gia tiên.
Một vài câu hỏi xoay quanh lễ gia tiên là gì?
Đến đây chắc mọi người đều biết tầm quan trọng của bàn thờ gia tiên là gì trong ngày cưới. Tuy vậy, cũng có một số thắc mắc xung quanh vấn đề này. Dưới đây là một vài câu hỏi chúng tôi tập hợp để giúp bạn nắm rõ hơn những quy tắc chung trong lễ gia tiên.
Cúng gia tiên mấy bát cơm
Theo các nhà phong thủy, số lượng bát đũa trên bàn thờ phụ thuộc vào vị trí của người đàn ông trong gia đình. Nếu là trưởng họ, bàn thờ cần sắp xếp 9 cái bát xếp chồng lên nhau và 9 đôi đũa bên cạnh. Nếu không phải con trưởng thì chỉ cần 5 cái bát và 5 đôi đũa bên cạnh. Con số 5 này tượng trưng cho ngũ hành và mang ý nghĩa ngũ đại đồng đường.
Lưu ý: Bát đũa trên bàn thờ không được sử dụng chung với bát đũa ăn hàng ngày. Vì vậy gia chủ nên chuẩn bị 1 bộ bát đũa thờ riêng. Khi không dùng đến có thể cất gọn trong tủ thờ. Khi thờ cúng mâm cỗ, gia chủ nên bỏ chồng bát trên bàn thờ xuống và so ra mâm. Cúng xong lại lau bát đũa và xếp lại như cũ.
Về mâm cỗ, sẽ tuỳ từng điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, nhưng nhìn chung mâm cỗ sẽ có đầy đủ 4 món cơ bản là: bánh chưng, thịt lợn, xôi và cơm tẻ.
Lưu ý: Bàn thờ nên đặt theo hướng chính và ở vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà. Tuy nhiên cũng có những người sẽ đặt theo hướng hợp với cung mệnh của gia chủ.
Bàn thờ gia tiên để mấy ly nước?
Trên bàn thờ nên dùng mấy chén nước? Khi nào bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần tài dùng 5 ly nước cúng, khi nào thì nên dùng 3 ly?
Trước khi bàn về vấn đề dùng kỷ 5 ly nước hay kỷ 3 ly nước cho phù hợp, chúng ta cần hiểu kỷ nước trên bàn thờ gia tiên là gì? Ngoài những hũ muối, hũ gạo được đặt cố định trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên hay bàn thờ thần tài thì bộ ngai chén thờ được gọi là “kỷ nước thờ”, một trong những vật phẩm cần thiết nhất cho bộ bàn thờ cơ bản.
- Đối với kỷ 5 ly: Cặp 3 ly ở giữa tượng trưng cho sự thành tâm của gia chủ dâng lên các vị thần linh và 2 ly nước hai bên cạnh lần lượt đại diện cho tổ tiên và bà cô ông mãnh.
- Đối với kỷ nước 3 ly: 3 ly nước thờ lần lượt tượng trưng cho thần linh, gia tiên cùng bà cô ông mãnh.
Nên cắm hoa gì trên bàn thờ gia tiên?
Xem Thêm: Cách chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên đúng thủ tục
Hoa sen
Hoa sen vừa có hương thơm thanh khiết vừa mang vẻ đẹp thanh tao. Do vậy, đây là loài hoa được đánh giá cao bởi tính cách cao quý đi liền với nhiều câu chuyện Phật giáo trong dân gian.
Hoa sen được coi là là lựa chọn hàng đầu để dâng lên bàn thờ giúp chiêu tài, chiêu lộc. Đặc biệt, giúp gia chủ nhanh chóng làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Hoa hồng đỏ
Hoa hồng đỏ vừa có hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết lại mang màu sắc tốt lành. Đây cũng là một trong những loài hoa đẹp nhất dùng để trang trí bàn thờ gia tiên và bàn thờ các vị thần phật.
Theo phong thủy, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Điều đó giải thích tại sao các vật phẩm trong phong thủy đều luôn có màu đỏ như phong bao đỏ, đèn lồng … Nếu bạn thường xuyên cắm hoa hồng lên bàn thờ sẽ giúp gia chủ tăng thêm may mắn. Được Trời Phật phù hộ, che chở, làm ăn phát đạt, phát lộc.
Hoa huệ trắng
Hoa huệ là loài hoa tượng trưng cho sự đủ đầy và dồi dào. Do đó, loài hoa này sẽ giúp gia chủ có cuộc sống giàu sang phú quý.
Tuy nhiên, hoa huệ có nhiều loại và màu sắc đa dạng với ý nghĩa riêng biệt. Vì vậy tốt nhất bạn nên chọn loại hoa huệ trắng để đặt trên bàn thờ. Một màu trắng tinh khôi sẽ phù hợp với không gian cầu nguyện trang nghiêm.
Hoa đồng tiền
Trả lời cho câu hỏi bàn thờ gia tiên nên cắm loài hoa gì? Đúng như tên gọi, hoa đồng tiền nhằm mang lại ý nghĩa may mắn, tiền tài thịnh vượng và còn là biểu tượng của sức khỏe, sự trường thọ cho gia chủ.
Hiện nay có 2 loại hoa đồng tiền là hoa đồng tiền đơn và hoa đồng tiền kép. Loài hoa này mang lại sự tươi mới và tràn đầy sức sống. Bạn không chỉ có thể trang trí trên bàn thờ mà còn có thể thường xuyên trang trí trong phòng khách của ngôi nhà, giúp thúc đẩy tài lộc và thịnh vượng để thu hút sự giàu có.
Hoa mai
Đây là loài hoa thường xuất hiện vào các dịp Tết. Nó không chỉ là loài hoa đẹp mà còn mang hàm ý của sự giàu sang, phú quý.
Đồng thời có tác dụng giúp con người xua đuổi tà khí, mang lại sinh khí khỏe mạnh, bình an. Vì vậy, đến mùa hoa mai rất nhiều gia đình thường dâng lên bàn thờ nhà mình.
Hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng là biểu tượng cho yếu tố kim trong ngũ hành. Vì hoa cúc vàng mang ý nghĩa gia tăng phúc khí, giúp có cuộc sống như mong muốn nên đây cũng là một sự lựa chọn ưu tiên của gia chủ khi băn khoăn không biết nên dâng lên bàn thờ loại hoa gì.
Tuy nhiên, ở một số nơi loài hoa này có mùi khó chịu nên người ta hạn chế dùng để thờ cúng.
Qua bài viết tìm hiểu trên, chắc hẳn bạn đọc đã phần nào nắm rõ được về tầm quan trọng của bàn thờ gia tiên là gì trong ngày cưới. Bàn thờ đẹp Gia An hy vọng bạn đã có thêm được những thông tin cần thiết để chuẩn bị cho buổi lễ gia tiên quan trọng của đời mình, đồng thời chọn được một phong cách trang trí hoa phù hợp cho bàn thờ gia tiên.
Bài viết Bàn thờ gia tiên là gì? Cách trang trí hoa trên bàn thờ trong ngày cưới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thiết kế thi công phòng thờ gia tiên.
source https://banthodepgiaan.com/gia-tien-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét